VAR Là Gì? Khái Niệm, Công Dụng, Cách Xài và Áp Dụng

VAR Là Gì? Khái Niệm, Công Dụng, Cách Xài và Áp Dụng post thumbnail image

Nếu bạn là fan bóng đá chắc chắn sẽ bắt gặp những tình huống gây tranh cãi bắt buộc trọng tài phải vào sân xem lại thật kĩ tình huống đó, hay còn gọi đó là xem lại VAR. Vậy công nghệ VAR là gì? Tại sao lại áp dụng công nghệ VAR vào trong bóng đá? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

Công nghệ VAR là gì?

Công nghệ VAR là từ viết tắt của Video Assistant Referee, hiểu nôm na chính là công nghệ video nhằm hỗ trợ cho trọng tài, công nghệ này hiện nay đang được áp dụng ở những giải đấu lớn quốc tế như giải ngoại hạng Đức (Bundesliga), giải ngoại hạng Ý (SeriA), World Cup,… để hỗ trợ cho trọng tài trên sân dễ dàng nắm bắt được những tình huống gây tranh cãi để đưa ra các quyết định chính xác và công bằng nhất cho cả 2 đội.

Tùy vào từng giải đấu và tùy vào hạ tầng của sân vận động mà số lượng máy quay VAR sẽ khác nhau, nhưng về cơ bản 1 trận đấu có VAR phải tối thiểu 33 máy camera hoạt động liên tục trong 1 trận đấu và nó được đặt ở các vị trí khác nhau để cung cấp mọi góc nhìn, nhất là những vị trí dễ gây tranh cái nhất như đường biên và đường khung thành, trong số các camera đó có 4 camera với chức năng Ultra Slow Motion với tốc độ ghi lại 120 ảnh/ giây và 8 chiếc camera Super Slow Motion, những camera còn lại phải có chức năng phân giải Ultra HD, nhờ đó mà trọng tài có thể xem rõ những hình ảnh chi tiết liên quan đến những tình huống ở trên sân bóng.

Nhờ có công nghệ VAR mà thế giới túc cầu có 1 sự thay đổi lớn, nếu như ngày xưa có những tình huống không thể nào nhận biết được, điển hình như sự kiện “Bàn tay của Chúa” của Maradonna thì giờ đây công nghệ VAR giúp cho trọng tài dễ dàng phân tích tình huống đó và đưa ra sự quyết định đúng đắn nhất.

Công nghệ VAR có từ lúc nào?

Công nghệ VAR lần đầu được thử nghiệm tại giải bóng đá HÀ Lan năm 2012 – 2013, sau đợt thử nghiệm đó thì tới năm 2016 công nghệ này được hiệp hội IFAB (Hiệp hội bóng đá quốc tế) chấp nhận và phê duyệt sử dụng, trận đấu đầu tiên được áp dụng chính thức là 1 giải bóng đá ở Hoa Kỳ vào năm 2016.

Sau đó, công nghệ này bắt đầu được lan rộng đến những giải đấu lớn khác, trong đó có World Cup, tuy nhiên tại World Cup 2018 giữa Úc và Pháp, dù có VAR nhưng vẫn có vài tình huống gây tranh cãi, tuy vậy công nghệ VAR giúp trận đấu công bằng hơn là điều không thể bàn cãi.

Cơ chế hoạt động của công nghệ VAR:

Sau quá trình tìm hiểu về định nghĩa của VAR là gì, chúng ta hãy cùng nhau phân tích sâu về cơ chế hoạt động của công nghệ này. Như đã trình bày ở trên, công nghệ này phải có tối thiểu 33 chiếc máy camera đặt ở nhiều vị trị trong sân vận động, trong đó có 4 camera super slow motion, 4 camera ultra slow motion, ở những vòng có tính chất quan trọng như vòng knock out hoặc chung kết thì trận đấu đó sẽ được yêu cầu lấp thêm 2 camera siêu chậm ở phía sau khung thành của mỗi đội. Bên cạnh đó, còn có 2 chiếc camera có chức năng theo dõi các tình huống cầu thủ rơi vào lỗi việt vị, điển hình như trận giữa Tây Ban Nha và Ma Rốc ở bảng B World Cup 2018, công nghệ VAR đã phát huy tác dụng khi công nhận bàn thắng gỡ hòa trong tình huống gây tranh cãi giúp Tây Ban Nha có được tấm vé vào vòng trong.

Tất cả những tình huống trong trận đấu được công nghệ VAR ghi lại về truyền trực tiếp đến 1 trung tâm đặc biệt với cái tên VOM (The Video Operation Room), tại đây sẽ có tối thiếu 13 trợ lý video hay còn được nhiều người gọi là trọng tài phụ, những người này sẽ có nhiệm vụ phân tích các hình ảnh được thu vềvà sẽ xem chậm những tình huống trên sân nhằm thông báo cho trọng tài chính khi có phát hiện những lỗi xảy ra, đồng thời nơi đây sẽ cung cấp ý kiến cho trọng tài chính về tình huống đó. Sau khi tham khảo những ý kiến, quyền quyết định cuối cùng cũng sẽ do trọng tài chính quyết định.

Ưu và nhược điểm của VAR:

Ưu điểm:

Công nghệ VAR là một công cụ rất đắc lực cho các trọng tài có thêm “nhiều mắt” hơn nhờ đó có thể quan sát và đưa ra những quyết định công bằng, minh bạch. Nhờ vậy, các cầu thủ sẽ khó mà trách móc trọng tài vì đã có bằng chứng rõ ràng.

Ngoài ra, công nghệ VAR còn giúp cho những người xem bóng đá và fan trái bóng tròn có thể hài lòng hơn về quyết định của trọng tài trong các trận đấu, nhất là những trận đấu mang tính chất “sống còn”.

Có thể nói đây chính là “người bạn đồng hành tin cậy” đi theo trọng tài tất cả mọi nơi trong sân bóng, nhờ đó mà trận đấu sẽ không có tính bất công hay thiên vị như trước nữa, chất lượng bóng đá từ đó cũng trở nên “sạch” hơn và có tính cống hiến nhiều hơn.

Các cầu thủ tiền đạo trên sân không còn có thể “ăn vạ penalty” như trước nữa, điều này đáp ứng sự mong chờ từ các cầu thủ đang đá ở vị trí hậu vệ

Nhược điểm:

Tuy nhiên, vẫn có nhiều người cho rằng khi một trận đấu áp dụng công nghệ VAR sẽ làm giảm đi tính hấp dẫn của trận đấu đó hơn trước kia rất nhiều, bởi vì bản chất bóng đá không chỉ có đúng và sai mà nó còn là thứ cảm xúc khó diễn tả nhất là những tình huống như penalty, việt vị,…

Người xem cũng bị mất rất nhiều thời gian mỗi khi trọng tài phải dừng lại trận đấu để xem lại VAR, điều này rất dễ khiến khán giả xem trực tiếp bị mất hứng.

Theo khảo sát, đa số nhiều người cảm thấy rằng từ khi các trận đấu áp dụng công nghệ VAR thì bản chất tự nhiên của bóng đá bị mất đi và không còn kịch tính như nó đã từng.

Các hậu vệ tuy hào hứng với công nghệ này nhưng sẽ rất sợ những tình huống bóng chạm tay trong vòng 16m50 dễ dẫn đến penalty, vì khi trọng tài xem lại chi tiết thì khó lòng mà chối cãi được.

Những tình huống trong bóng đá được ap dụng công nghệ VAR:

Khi sử dụng VAR sẽ mất rất nhiều thời gian của trọng tài và cả trận đấu, do vậy không phải bất cứ tình huống nào cũng áp dụng công nghệ này. Chỉ có 4 tình huống duy nhất ở trên sân dưới đây thì trọng tài mới được phép xem lại VAR:

Bàn thắng gây tranh cãi:

Các tình huống liên quan đến bàn thắng có sự khiếu nại từ đội bị “lũng lưới, lúc này mọi tình huống trong bàn thắng đó từ cầu thủ cho đến thủ môn đều được ghi lại rất chi tiết, lúc này trọng tài sẽ xem lại video được quay lại một cách chậm rãi để dễ dàng quan sát hơn so với lúc nhìn bằng mắt thường, đặc biệt là những tình huống như chơi bóng bằng tay, việt vị, phạm lỗi,… Sau khi xem lại đoạn video đó và thảo luận với trọng tài phụ để đánh giá mức độ, thì trọng tài chính sẽ đưa ra quyết định cuối cùng để phán quyết bàn thắng đó có hợp lệ hay không.

Penalty:

Trong số các tình huống, thì phạt đền là tình huống được công nghệ VAR sử dụng để can thiệp nhiều nhất, vì đây là những tình huống rất nhạy cảm như dùng tay cản bóng, chơi xấu,… các hậu vệ dùng tiểu xảo để qua mặt trọng tài nhưng nhờ VAR mà giúp trọng tài thấy rõ ràng hơn.

Tình huống thẻ trong trận đấu:

Điều kiên kị nhất trong bóng đá đó chính là hành vi bạo lực, vì đó là hành động mang tính phi thể thao, do đó trọng tài thường sẽ phạt rất nặng các cầu thủ nếu sử dụng hành động đó trong bóng đá, Trọng tài sẽ rút thẻ vàng cảnh cáo nếu đó là tình huống chơi xấu nhẹ, hoặc sẽ rút thẻ đỏ nếu cầu thủ đó chơi xấu đối phương một cách thô bạo. Hiện nay, công nghệ VAR chỉ áp dụng các tình huống bị thẻ đỏ (nếu có sự tranh cãi quyết liệt từ phía đội đó) và các tình huống bị thẻ vàng hoặc thẻ vàng thứ 2 chưa được áp dụng.

Nhận định không đúng từ phía trọng tài:

Về thực tế, các trọng tài chỉ có 2 mắt nên đôi lúc cũng không thể quan sát toàn bộ các cầu thủ ở trên sân, từ đó thường hay đưa ra các quyết định sai lầm, khiến cho không chỉ cầu thủ phẫn nộ mà các cổ động phiên cũng rất bức xúc. Tuy nhiên, từ khi VAR được áp dụng thì những sự phẫn nộ đó ngày càng được giảm bớt đi vì trọng tài hoàn toàn có thể sửa chữ và thay đổi quyết định của mình sau khi xem lại VAR.

Các câu hỏi liên quan đến công nghệ VAR:

VAR được đặt ở đâu trên sân bóng?

Sẽ rất khó trả lời câu hỏi này bởi vì mỗi sân vận động sẽ có những thiết kế khác nhau do đó tùy thuộc vào sân mà vị trí camera của công nghệ VAR sẽ được đặt chỗ khác nhau, nhưng về bản chất thì camera sẽ được đặt ở những nơi có thể quan sát chi tiết được toàn bộ cầu thủ ở trên sân, trong đó bắt buộc phải có camera đặt ở phía cầu môn để quan sát bàn thắng hợp lệ và phía biên để đánh giá các tình huống việt vị.

Công nghệ VAR có áp dụng trong World Cup 2022 không?

Cho dù công nghệ VAR vẫn còn nhiều tranh cãi nhưng việc VAR hỗ trợ trọng tài một cách tối ưu nhất là điều luôn luôn đúng. “Vị vua áo đen” không chỉ dùng camera để quan sát mà có thể thảo luận với những trọng tài phụ để nhận định những tình huống trên sân nhằm ra quyết định chính xác nhất có thể. Theo thống kê từ phía FIFA, kể từ khi áp dụng công nghệ VAR các trận đấu có độ chính xác lên đến 93% – 99%, từ đó sẽ hạn chế việc tranh cãi từ phía ban huấn luyện đội bóng, cầu thủ hoặc những fan hâm mộ.

Nhờ sự thành công khi áp dụng VAR trong World Cup 2018, nên FIFA sẽ tiếp tục áp dụng công nghệ này trong World Cup 2022 để giúp các trọng tài phân tích kĩ lưỡng hơn các tình huống diễ n ra trong trận đấu.

Công nghệ VAR áp dụng tại World Cup 2022 có gì mới không?

DĐiểm đặc biệt của công nghệ VAR trong vòng chung kết World Cup 2022 chính là quy định tối thiểu 42 camera (thay vì 33 camera như luật bóng đá) ở tất cả 8 sân vận động tại Qatar, trong đó sẽ có 8 chiếc camera với công nghệ phát lại siêu chậm đến từng mili giây để trọng tài nhìn chi tiết hơn diễn biến các cầu thủ và trái bóng trong mọi tình huống. Đồng thời, phía đội ngũ VAR sẽ có 8 người với 4 trọng tài mặc áo xanh và 4 trọng tài phụ hỗ trợ.

Kết:

Qua bài viết “Var là gì” hi vọng bạn sẽ có 1 góc nhìn mới về công nghệ này và nhờ có công nghệ VAR mà mọi tình huống có thể phân định đúng sai một cách rõ ràng, các cầu thủ sẽ không còn cảm thấy bất công như những năm về trước.

Scott Parkinson (1975) là HLV người Ý đã về hưu, từng là trợ lý huấn luyện cho đội trẻ của CLB Vũng Tàu trong giai đoạn 2017 - 2018. Hiện tại ông là tổng biên tập cho Keonhacai KNCT - phụ trách các bài viết soi kèo, nhận định bóng đá và đánh giá nhà cái.

Bài viết liên quan